Vẫn cần Quỹ công ích để phổ cập dịch vụ đến người dân
Theo thông lệ quốc tế tại 91 nước, chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông được thực hiện thông qua Quỹ dịch vụ phổ cập. Quỹ này do các doanh nghiệp đóng góp để thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ viễn thông.
Tùy theo chính sách phát triển của mỗi nước, các Quỹ dịch vụ phổ cập được sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông ở những khu vực không được phục vụ, dưới mức phục vụ hoặc khu vực chi phí đầu tư cao.
Quỹ được sử dụng để hỗ trợ cước kết nối, cước sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động cho các đối tượng như trường học, bệnh viện, người có thu nhập thấp; hỗ trợ miễn phí cước liên lạc viễn thông khẩn cấp...
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Viễn thông công ích (Bộ TT&TT) cho biết, tại Việt Nam việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân ở mọi vùng miền trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Theo ông Hiếu, người dân ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (những khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không đầu tư vì chi phí đầu tư lớn và doanh thu không đủ bù đắp chi phí, không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường) được tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập.
Thông qua đó rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền, các đối tượng để đảm bảo an toàn, an ninh quốc phòng, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
Thời gian qua, chính sách của Nhà nước về viễn thông công ích đã hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, Quỹ cũng đã hỗ trợ thiết bị đầu cuối và dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.
Chia sẻ về vai trò của Quỹ Viễn thông công ích, ông Hiếu nhấn mạnh đây là hoạt động để tách biệt rõ ràng và minh bạch giữa hoạt động kinh doanh với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông khi được cấp phép hoạt động và kinh doanh đều phải có nghĩa vụ thực hiện phổ cập dịch vụ này.
Xóa vùng trắng dịch vụ bằng viễn thông công ích
Ông Trần Duy Hiếu cho biết, việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện từng giai đoạn theo các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tính đến thời điểm này, Quỹ đã cung cấp dịch vụ viễn thông công ích gồm dịch vụ điện thoại và dịch vụ Internet cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn là 203 huyện, 904 xã (ngoài 203 huyện trên) và 41 đảo.
Vùng phổ cập của Quỹ đã cung cấp dịch vụ đến 4.344 xã, chiếm 39% đơn vị hành chính cấp xã với dân số trong vùng công ích khoảng 21 triệu người, chiếm 24% dân số cả nước. Mật độ điện thoại cố định tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt 16 máy/100 dân, vượt xa so với mục tiêu đề ra là 5 máy/100 dân và đưa 113.025 thuê bao Internet cá nhân, hộ gia đình. Quỹ đã đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của mọi người dân trong việc truy nhập, sử dụng miễn phí các dịch vụ viễn thông bắt buộc.
Bên cạnh đó, Quỹ Viễn thông công ích đã hỗ trợ 4.957 máy thu phát sóng vô tuyến HF cho tàu cá và hỗ trợ duy trì đài thông tin viễn thông duyên hải để thông tin liên lạc cho máy thu phát sóng vô tuyến điện HF công nghệ thoại sử dụng cho tàu cá. Quỹ cũng đã hỗ trợ duy trì 16 đài thông tin cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Những năm qua, Quỹ Viễn thông công ích đã hỗ trợ cho vay ưu đãi với 27 dự án cơ sở hạ tầng viễn thông với kinh phí là: 125.804,23 triệu đồng. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, bảo đảm kết nối truyền dẫn băng rộng từ đất liền tới trung tâm hành chính của các huyện đảo.
Cụ thể, Quỹ đã hỗ trợ thiết lập truyền dẫn cáp quang kết nối từ đất liền đến trung tâm hành chính của 4 huyện đảo Cát Hải, Cô Tô, Lý Sơn, Phú Quốc trên cơ sở hạ tầng cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hỗ trợ thiết lập đường truyền dẫn vi ba số, truyền dẫn vệ tinh đến 50 đảo, huyện đảo, nhà giàn.
Ông Trần Duy Hiếu cho biết, giai đoạn 2021-2025, Quỹ sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 11.601 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập dự kiến là 11.098 tỷ đồng và kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc dự kiến là 503 tỷ đồng. Như vậy, kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập chiếm khoảng 95,7% tổng kinh phí thực hiện.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định, chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi sốquốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Mặc dù tại các vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cơ bản đã hoàn thành phủ sóng 2G, 3G nhưng vẫn cần tiếp tục triển khai hạ tầng truyền dẫn cáp quang băng rộng, phủ sóng 4G, 5G để hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng thành hạ tầng của nền kinh tế - xã hội phục vụ mục tiêu chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế số, xã hội số, đặc biệt tại những khu vực doanh nghiệp không muốn đầu tư do không đủ bù đắp chi phí.
Theo đó, sẽ có hơn 4.600 km đường bộ thuộc khu vực biên giới cần được hỗ trợ thiết lập trạm phát sóng di động mặt đất để bảo đảm quốc phòng - an ninh và có 6.786 thôn chưa có mạng truy nhập băng rộng cố định mặt đất, trong đó có 4.687 thôn thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo.
Hiện còn 2.418 thôn chưa có trạm phát sóng di động mặt đất, trong đó có 1.481 thôn thuộc địa bàn xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo.
Để phục vụ cho mục tiêu này, Quỹ Viễn thông công ích sẽ hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ viễn thông bắt buộc tối thiểu 63 triệu phút và hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất cho trường học, trạm y tế cấp xã: 62 ngàn trường học, trạm y tế.
Bên cạnh đó sẽ hỗ trợ sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất cho các thuê bao là hộ nghèo, hộ cận nghèo: khoảng 1,9 triệu đối tượng và hỗ trợ thiết bị đầu cuối như máy tính bảng, điện thoại thông minh cho các hộ nghèo/hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội, đối tượng chính sách đặc biệt khác để có thể sử dụng dịch vụ viễn thông.
Như Sỹ và nhóm PV, BTV" alt=""/>Nhiều vùng lõm sóng, trắng dịch vụ cần có đầu tư từ Quỹ Viễn thông công íchCòn tận gần hai tháng nữa đám cưới của bọn con mới được tổ chức, nhưng mấy ngày này mẹ cứ chạy đôn chạy đáo khắp nơi, dặn dò cắt cử công việc cho từng người trong họ. Mọi việc thực ra đã đâu vào đấy hết cả rồi, nhưng mẹ bảo mẹ vẫn cứ lo lo. Anh là con trưởng nên mẹ muốn đám cưới phải thật to, thật hoành tráng, còn mấy chú sau này đám cưới xuề xòa thế nào cũng được, chẳng ai dám chê trách điều gì.
Một mình mẹ đứng ra quyết hết mọi chuyện, vì “bố chúng mày quanh năm suốt tháng đi làm xa, chả biết gì”. Mẹ đặt cỗ trước cả ba tháng, tận 50 mâm (mỗi mâm 6 người, vị chi là… 300 người); lễ ăn hỏi phải 10 tráp mà tráp nào tráp nấy cũng phải đầy đặn, bưng muốn gãy cả tay, rồi ngày cưới con phải diện đủ 5 bộ váy mẹ đã duyệt trước, thay đủ 3 đôi giày mẹ đã đi đặt làm riêng cho vừa vặn chân con…
Mới nghe mẹ liệt kê sơ sơ mà hai vợ chồng con đã muốn ngất xỉu. Nhưng bọn con còn chưa kịp ngất xỉu thì mẹ lại thông báo với con một tin “sét đánh ngang tai”: “Mẹ đã dặn dò mọi người rồi, cưới chúng mày, tiền mừng cưới phải quy hết ra vàng, đeo lên người cho nó hoành tráng. Ai có nhiều mừng nhiều, ai có ít mừng ít, ai khó khăn thì gom lại mua chung. Chúng mày khỏi phải bóc phong bì làm gì cho mệt”.
Nghĩ tới ngày cưới, cổ, tai và tay đeo đầy những vàng, con chỉ sợ có ai vui tính lại chụp hình con rồi tung lên mạng, thành ý của mẹ sẽ bị hiểu lầm. (ảnh minh họa) |
Nghĩ tới ngày cưới, cổ, tai và tay đeo đầy những vàng, con chỉ sợ có ai vui tính lại chụp hình con rồi tung lên mạng, thành ý của mẹ sẽ bị hiểu lầm. Nhưng khi con từ tốn giải thích như thế thì mẹ lại gạt đi: “Hiểu lầm càng tốt. Vàng ai chả mê. Con dâu trưởng của tôi trông phải thật hoành tráng chứ! Cả đời người mới có một lần đấy con ạ”. Thế là con đành im lặng, chỉ riêng chồng con là ôm bụng cười đến rung cả người. Nhưng chồng con còn cười chưa dứt cơn thì mẹ đã lại tằng hắng: “Cười cợt gì? Mày cũng phải đeo phụ vợ nữa đấy. Một mình nó đeo chắc gì đã hết”. Mặt chồng con tái đi.
Không khí im lặng bao trùm. Mẹ đứng dậy đi thẳng vào phòng ngủ rồi đem ra một cái tráp bằng gỗ sồi cũ. Mẹ cẩn trọng mở nắp tráp. Trong đó là cơ man kiềng, nhẫn, bông tay, lắc tay… bằng vàng. Mẹ bảo lúc nào dư dả tiền một chút là mẹ lại gom góp đi mua một món, mẹ bắt đầu mua chỗ vàng này từ lúc chồng con mới là sinh viên năm nhất Đại học.
Mẹ chẳng có đất đai, ruộng vườn, nhà cao cửa rộng. Đây là chút quà mẹ để dành cho con dâu tương lai. Mẹ đợi ngày này từ lâu lắm rồi. Rồi mẹ bảo với con: “Vàng mẹ mua là vàng bốn số 9. Chúng mày xem, mẹ để qua bao nhiêu năm mà nó vẫn cứ sáng choang thế này. Tới ngày cưới, mẹ sẽ đem chỗ bông tai, lắc vàng này đi gắn thêm đá cho sang. Vàng trơn nhìn cứ đơn giản thế nào ấy”.
Mẹ vừa dứt lời, chồng con lại ôm bụng cười ngặt nghẽo. Mẹ nguýt anh: “Đá mẹ gắn cũng phải là đá xịn chứ không phải đá cuội đá sỏi đâu mà mày cười. Mày đừng có coi thường con mắt thẩm mĩ của mẹ”. Con nào dám cười, con chỉ thấy thương mẹ. Mẹ sợ chúng con thiệt thòi, mẹ sợ làng xóm chê trách, rồi mẹ ôm hết lo lắng vào người.
Việc gì mẹ cũng phải đích thân đứng ra quán xuyến mẹ mới thấy yên tâm. Bác Hai còn kể với con, mẹ ra tận nơi đặt cỗ bàn, gặp ông quản lý để “dằn mặt”: “Đám cưới con trai lớn của tôi mà có bất cứ sai sót nào thì đừng trách tôi ác!”. Mẹ bảo tới ngày cưới, con cứ cười cho thật tươi, mọi việc đã có mẹ mời tận 300 khách (mà mẹ còn nói 300 khách là ít, mẹ đang tính mời thêm). Chúng con sợ không đủ sức đi hết 50 bàn để uống rượu mừng.
Rồi mẹ đã nháy trước với cả họ là phải mừng cưới bằng hiện kim. Con thực lòng không muốn mình trở thành một cây vàng di động trong ngày cưới. Tính con trước giờ đơn giản, thậm chí hơi xuề xòa. Đám cưới đúng là dịp cả đời chỉ có một lần, nhưng con vẫn luôn mong đó sẽ làm một đám cưới giản dị, ấm cúng và vui vẻ.
Con cũng không để tâm khách khứa tới tham dự sẽ cân đo đong đếm số vàng con đeo lên người mà quy đổi ra hạnh phúc ra sao. Con chỉ mong, đám cưới sẽ là một ngày vui, không phải một ngày mà cả nhà mình ai cũng căng như sợi dây đàn vì lo lắng. Chẳng có đám cưới nào có thể làm vừa lòng hết tất cả các khách mời, nên nếu có một ai đó lên tiếng chê bai, con cũng mong mẹ sẽ bỏ qua nếu đó là chuyện nhỏ.
Còn tới tận gần hai tháng nữa mới tới ngày cưới, chúng con chỉ muốn mẹ có thời gian để nghỉ ngơi và bình tâm suy nghĩ lại. Giá như nhà mình có thể bớt khách mời lại, tiền mừng cưới hoàn toàn là tùy tâm, con chỉ cần mặc 1-2 bộ váy cưới và đeo trên người một bộ trang sức duy nhất mà mẹ tặng thì hạnh phúc quá.
Hôm qua, lúc đi xem đồ trang trí cho ngày cưới, mẹ bị tụt huyết áp, xém tí thì ngất xỉu mà mẹ vẫn giấu con. Mẹ ơi, mẹ có thể buông bớt việc, để mọi người có thể xắn tay vào phụ giúp. Chúng con không cần một đám cưới hoành tráng để mỗi lần nhắc tới ai cũng phải xuýt xoa. Chúng con cần một đám cưới “vừa sức” và mọi người ai cũng có thể cười nói thoải mái, vui vẻ. Được không mẹ?
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Mẹ ơi, con không muốn trở thành “cây vàng” di động trong ngày cưới!Lễ hội lần thứ 8 được tổ chức với quy mô lớn hơn so với những lần trước, gồm một số hoạt động mới như: Biễu diễn vở ca kịch Khát vọng Dam Săn; Lễ hội ánh sáng; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê… Đáng chú ý, trong ngày 10/3, sẽ diễn ra Lễ hội đường phố và Ngày hội Cà phê miễn phí, tất cả du khách đến toàn tỉnh Đắk Lắk đều được uống cà phê miễn phí.
Việc tổ chức lễ hội nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa thành phố này trở thành thủ phủ cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Việt. Sự phát triển của cây cà phê Đắk Lắk cũng đang góp phần thu hút một lượng lớn khách du lịch tới địa phương.
Tại họp báo, đại diện Bảo tàng Thế giới cà phê Trung Nguyên thông tin, trong năm 2022, đơn vị đón tiếp hơn 4 triệu lượt khách từ hơn 22 quốc gia, góp phần nâng doanh thu ngành du lịch Đắk Lắk tăng trưởng hơn 473%. Riêng 5 ngày nghỉ Tết Quý Mão 2023, bảo tàng đón hơn 30.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hoá, góp phần thúc đẩy doanh thu ngành du lịch Đắk Lắk tăng 51,4% so với cùng kỳ.
Đây là bảo tàng duy nhất trong nước có show trình diễn 3D mapping 45 phút, cà phê được nghệ thuật hóa, cho người xem trải nghiệm về cà phê và hiểu hơn về nguồn gốc loại đồ uống này.
Bà Tiêu Thị Bích Tiền, đại diện Công ty Biệt Điện Travel cho biết, năm 2022, mảng du lịch của doanh nghiệp đón hơn 27.000 khách, lượng khách tăng mạnh vượt năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19, đón 22.000 khách/năm), khách đi tour cũng tăng đột biến cả dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
Hiện, “Coffee Tour” và “Bản sắc thủ phủ cà phê thế giới” là hai hành trình tour hướng về cộng đồng của đơn vị được ưa thích. Khách du lịch tìm hiểu hành trình nuôi trồng cà phê từ cây giống tới sản phẩm, trải nghiệm như một người nông dân ở các nông trại vào các thời điểm khác nhau trong năm. Đơn cử, ngắm hoa cà phê tháng 3, hái cà phê tháng 10-11, tìm hiểu quy trình rang xay cà phê, thưởng thức cà phê.
“Trong tour cộng đồng, chi phí thu từ giá vé sẽ được chúng tôi gửi lại hỗ trợ bà con bản địa, khuyến khích người nông dân duy trì văn hóa bản sắc, kết hợp với doanh nghiệp làm du lịch lâu dài”, bà Tiền chia sẻ.
Nữ du khách nhổ trộm hoa nhanh như cắt ở khu du lịch Măng Đen gây bức xúcVideo ghi lại cảnh một nữ du khách nhổ trộm hoa cẩm tú cầu trong khu du lịch Măng Đen (Kon Tum) rồi giấu vào cốp ô tô, phóng xe bỏ đi đang gây bức xúc trên mạng xã hội." alt=""/>Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí